Công ước Quốc tế Quyền trẻ em
Hiến pháp nước CNXHCN Việt Nam
Học sinh được bày tỏ ý kiến trong giờ sinh hoạt
Thực tế cho thấy, hiện nay tình trạng HS sử dụng, nghiện ma túy ngày một gia tăng bởi các em đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, dễ bị kích động, lôi kéo, rủ rê nên tội phạm ma túy đã tìm đủ cách đưa ma túy vào học đường thông qua những điểm, tụ điểm xung quanh nhà trường và từ chính HS. Trong đó nổi lên gần đây là việc mua bán ma túy qua mạng và đa cấp, lợi dụng các HS nghiện ma túy. Hình thức đa cấp nguy hiểm ở chỗ phát tán nhanh, người bán ma túy là HS, do đó sự rủ rê, lôi kéo và đưa bạn của mình vào con đường ma túy rất nhanh.
Trước tình trạng đó, nhà trường, cụ thể là giáo viên và cán bộ quản lí phải là những người đi đầu trong trong tác ngăn chặn ma túy học đường. Để làm được điều này, giáo viên và cán bộ quản lí phải nhận thức đúng, đầy đủ về ma túy để quản lí, ngăn chặn HS vi phạm pháp luật về phòng chống ma túy, thường xuyên quản lí, kiểm tra, rà soát, giáo dục HS để các em nhận diện đúng, đủ và tự có sức đề kháng, không bị cám dỗ về ma túy.
Mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục cần tổ chức kí cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy và tích cực phòng, chống ma túy trong học đường cho HS. Việc kí cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy và tích cực phòng chống ma túy trong học đường thường được thực hiện thông qua các tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường. Các đoàn viên, đội viên được hướng dẫn, tuyên truyền về công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, từ đó tự nguyện kí cam kết và tham gia tích cực vào công tác phòng chống ma túy trong học đường. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng, góp phần đẩy lùi tệ nạn ma túy trong học đường .
Bạo lực học đường là một hiện tượng xảy ra khi học sinh hoặc nhân viên trong môi trường giáo dục sử dụng sức mạnh vật lý hoặc tinh thần để làm tổn thương người khác. Bạo lực học đường có thể bao gồm nhiều hành vi đa dạng có thể gây tổn thương về thể chất hoặc tinh thần cho nạn nhân. “Nói không với bạo lực học đường” là một khẩu hiệu và cũng là một phong trào nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi hành động chống lại bạo lực trong môi trường giáo dục. Mục tiêu của phong trào này là tạo ra một môi trường học đường an toàn, khuyến khích sự tôn trọng và hòa thuận giữa học sinh, giáo viên và nhân viên trường học.